Ngày đăng: 21/07/2013

Giới thiệu về khoa Điện - Tự động hóa

Lịch sử hình thành

        Tiền thân của khoa Điện - Tự động hóa là Ban Điện Trường Công nhân kỹ thuật II. Năm 2004 Ban Điện được đổi tên thành Khoa Điện – Điện tử - Tin học và bắt đầu đào tạo thêm ngành Điện tử dân dụng. Năm 2009 Nhà trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, Khoa Điện được đổi tên là Khoa Điện – Điện tử và bắt đầu đào tạo bậc Cao đẳng. Năm 2013 nhà trường sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và tách Bộ môn Điện tử về Khoa Điện Tử - Tin Học. Với mục tiêu, nhiệm vụ của Khoa là đào tạo Kỹ thuật viên ngành Điện – Tự động hóa cho nền kinh tế nên để xác định rõ các chuyên ngành đào tạo chính của mình Khoa được đổi tên là Khoa Điện – Tự động hóa. Từ khi  thành lập trường năm 1966 đến nay, khoa Điện – Tự động hóa đã đào tạo hàng vạn Công nhân kỹ thuật bậc 3/7, kỹ thuật viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng cho các Công ty, Xí nghiệp công nghiệp các tỉnh miền Bắc và cả nước. Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ trong chiến tranh chống Mĩ, cùng với nhà trường Khoa đã phải nhiều lần sơ tán, thay đổi địa điểm. Nhưng với ý trí, quyết tâm xây dựng, phát triển Nhà trường, tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục đào tạo, các thế hệ Thày – Trò Khoa Điện – Tự động hóa đã vượt qua mọi gian khó, vững bước đi lên xây dựng Khoa trở thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh, đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới.

Cơ cấu tổ chức

Cán bộ Khoa gồm:

1. Nguyễn Thị Hương    - Trưởng khoa

2. Đỗ Triều Dương         - Phó Trưởng khoa

Khoa có 3 tổ giáo  viên trực thuộc:

     1. Tổ Giáo viên Kỹ thuật điện

     2. Tổ Giáo viên Điện – Tự động hóa

     3. Tổ Giáo viên Thiết bị điện

Chức năng nhiệm vụ

Khoa là đơn vị quản lí hành chính cơ sở của Trường , có các nhiệm vụ sau đây:

1.     Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch chung của toàn trường.

2.     Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học.

3.     Quản lí giáo viên cán bộ, nhân viên, học sinh - sinh viên (HSSV) thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

4.     Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

5.     Xây dựng kế hoạch và tổ chức việc học lại, thi lại cho học sinh, sinh viên.

6.     Quản lí và sửa chữa hệ thống điện, thiết bị điện trong toàn trường.

 

Quy mô, ngành nghề đào tạo

TT

Ngành nghề đào tạo

Khóa học

Tổng qui mô

44

45

46

1

Cao đẳng chính qui

 

 

 

432

 

- Công nghệ kỹ thuật điện

55

 

 

 

- Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

 

122

148

 

- Công nghệ tự động

16

 

 

 

- Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

 

46

45

2

Cao đẳng liên thông

63

48

42

153

3

Trung cấp chuyên nghiệp

 

 

 

379

 

 Điện công nghiêp và dân dụng

116

60

203

4

Cao đẳng nghề

 

 

 

94

 

Điện công nghiệp

19

42

33

5

Trung cấp nghề

 

 

 

200

 

Điện công nghiệp

73

108

19

 

Ngành nghề đào tạo

     I. Bậc Cao đẳng chính qui:

TT

Ngành học

Mã ngành

Khối thi

1

Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử

C510301

A, A1

2

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

C510303

A, A1

·        Hình thức tuyển sinh: Thi, xét tuyển nguyện vọng 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 II. Bậc Trung cấp chuyên nghiệp:

1.     Điện công nghiệp và dân dụng

2.     Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động

           Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

                   -  Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đào tạo: 2 năm

                   -  Tốt nghiệp THCS đào tạo 3 năm (vừa học bổ túc THPT vừa học trung cấp chuyên nghiệp)

III. Bậc Cao đẳng nghề và trung cấp nghề:

1.     Điện công nghiệp

2.     Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

           Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

         -   Cao đẳng nghề: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đào tạo: 2,5 năm

         -   Trung cấp nghề:

                     + Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đào tạo: 2 năm

                     + Tốt nghiệp THCS đào tạo: 2,5 năm (vừa học THPT vừa học nghề)

Cơ sở vật chất

- Hệ thống các giảng đường học lý thuyết là các khu nhà 4 tầng: nhà B, C, D

- Khu phòng thí nghiệm và xưởng thực hành tại tầng 3, 4, 5 nhà E bao gồm:

+ Phòng thí nghiệm máy điện: 01

+ Phòng thí nghiệm trang bị điện: 01

+ Phòng thí nghiệm Đo lường: 01

+ Phòng thí nghiệm PLC: 01

+ Phòng thí nghiệm Khí nén – Điện khí nén: 01

+ Phòng thí nghiệm Kỹ thuật số - Vi xử lí: 01

+ Các phòng thực hành cơ bản Điện, Điện tử: 14

Một vài hình ảnh về cơ sở vật chất

Bộ thí nghiệm máy điện xoay chiều:

 

Bộ thí nghiệm máy điện một chiều:

Thiết bị thực hành PLC:

Thiết bị thực hành Khí nén – Điện khí nén, Thủy lực:

Bộ thực hành Điện tử cơ bản:

Bộ thí nghiệm điện tử số:

Thiết bị  thực hành khi Kỹ thuật Vi xử lí – Vi điều khiển:

 

 Đội ngũ giáo viên

Hiện tại Khoa Điện – Tự động hóa có 20 giáo viên cơ hữu và 1 giáo viên thỉnh giảng trong đó:

  • Tổ Giáo viên Kỹ thuật điện có 08 giáo viên
  • Tổ Giáo viên Điện – Tự động hóa có 08 giáo viên
  • Tổ Giáo viên Thiết bị điện có 04 giáo viên và 01 nhân viên kỹ thuật

DANH SÁCH GIÁO VIÊN KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA

STT

Tên đơn vị

Chức vụ

Trình độ

Điện thoại

Hộp thư

1

Nguyễn Thị Hương

Trưởng khoa

Kỹ sư

0904319778

huongnt@bcit.edu.vn

2

Đỗ Triều Dương

Phó trưởng khoa

Cao học

0902064358

duongdt@bcit.edu.vn

3

Nguyễn Sơn Hòa

Tổ trưởng

Kỹ sư

0912895159

hoans@bcit.edu.vn

4

Nguyễn Văn Hoàn

Tổ trưởng

Kỹ sư

0976343147

hoannv@bcit.edu.vn

5

Trịnh Thăng Long

Tổ trưởng

Kỹ sư

0913906718

longtt@bcit.edu.vn

6

Vũ Văn Cương

Giáo viên

Kỹ sư

0948147808

cuongvv@bcit.edu.vn

7

Ngô Đông Hải

Giáo viên

Kỹ sư

0949820818

haind@bcit.edu.vn

8

Nguyễn Thị Mai Hà

Giáo viên

Kỹ sư

0972418205

hantm@bcit.edu.vn

9

Trần Thị Quỳnh Oanh

Giáo viên

Thạc sỹ

0988143107

oanhttq@bcit.edu.vn

10

Hà Thanh Cảnh

Giáo viên

Cao học

0912670442

canhht@bcit.edu.vn

11

Nguyễn Thu Thủy

Giáo viên

Cao học

01232348968

thuynt@bcit.edu.vn

12

Lê Thị Phương Thanh

Giáo viên

Thạc sỹ

0983216701

thanhltp@bcit.edu.vn

13

Cao Thị Mai Phương

Giáo viên

Thạc sỹ

0916142588

phuongctm@bcit.edu.vn

14

Nguyễn Thị Tuyết

Giáo viên

Thạc sỹ

0988055085

tuyetnt@bcit.edu.vn

15

Nguyễn Đình Tiến

Giáo viên

Kỹ sư

0912719700

tiennd@bcit.edu.vn

16

Trần Thị Hoàn

Giáo viên

Thạc sỹ

0983686184

hoantt@bcit.edu.vn

17

Trần Thị Ngọc Linh

Giáo viên

Cao học

0979947360

linhttn@bcit.edu.vn

18

Phạm Thị Uyên

Giáo viên

Cao học

0984142916

uyenpt@bcit.edu.vn

19

Nguyễn Thị Lộc

Giáo viên

Kỹ sư

0916757553

locnt@bcit.edu.vn

20

Lâm Quang Ngọc

Giáo viên

Kỹ sư

0903269485

ngoclq@bcit.edu.vn

21

Nguyễn Thanh Tâm

Nhân viên

Công nhân

01659770236

tamnt@bcit.edu.vn

 Chi bộ Khoa Điện – Tự động hóa

Gồm có 15 đảng viên.

Bí thư: Vũ Văn Cương

Phó bí thư: Nguyễn Sơn Hòa

Ủy viên: Nguyễn Thị Hương

Công đoàn – Đoàn thanh niên:

+) Công đoàn Khoa Điện – Tự động hóa

Gồm có 21 đoàn viên công đoàn.

Chủ tịch: Đỗ Triều Dương

Phó chủ tịch: Cao Thị Mai Phương

Ủy viên: Nguyễn Thị Mai Hà

+) Liên chi đoàn Khoa Điện – Tự động hóa

Gồm có 24 chi đoàn với tổng số  668  đoàn viên.

Bí thư: Trần Thị Hoàn

Phó bí thư: Hà Thanh Cảnh

+) Chi đoàn Giáo viên Khoa Điện – Tự động hóa

Gồm có 12 đoàn viên.

Bí thư: Nguyễn Thị Tuyết

 Định hướng phát triển:

      Trên cơ sở những định hướng phát triển của nhà trường là trở thành trường Đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành, đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Khoa Điện – Tự động hóa định hướng phát triển theo các tiêu chí sau:

        1. Thi đua dạy tốt, học tốt:

Đây là mục tiêu quan trọng mà mỗi cán bộ Giáo viên và toàn thể HSSV phải không ngừng nỗ lực cố gắng, giữ vững, duy trì thực hiện ngày một tốt hơn trong tiến trình phát triển của nhà trường.

2. Đổi mới phương pháp dạy và học

- Việc đổi mới phương pháp dạy và học làm tăng cường khả năng chủ động sáng tạo của cả giáo viên và HSSV trong quá trình học tập.

-  Phát triển các bộ giáo trình chuẩn, chú trọng nhiều hơn đến các bài thí nghiệm, thực hành gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp để HSSV hiểu sâu sắc và có thể làm việc tốt cho ngay khi ra trường.

- Nâng cao hiệu quả học tập: Bên cạnh kỹ năng thực hành, đặc biệt cần khuyến khích HSSV phát triển kỹ năng ngoại ngữ là chìa khoá để tiếp thu và phát triển kiến thức, kỹ năng tự học, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng nghiên cứu, và kỹ năng làm việc theo nhóm.

3. Tăng cường cơ sở vật chất

- Xây dựng hệ thống các phòng học chuyên môn hiện đại để có thể phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của HSSV và giáo viên. Các phòng chuyên môn này phải hướng tới việc phục vụ tốt cho các môn học có tính điều khiển điện tử và tự động hóa cao như: PLC, điều khiển khí nén, điện khí nén, điện tử công suất, vi điều khiển…

- Ngoài ra cần nâng cấp, trang bị trang bị thêm thiết bị các thiết bị phục vụ cho các môn thực tập cơ bản như: Thực tập máy điện, trang bị điện, cơ bản điện…

         4. Tăng cường nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ.

- Nghiên cứu làm chủ thiết bị công nghệ, đón đầu công nghệ kỹ thuật mới, sáng chế phục vụ sản xuất, kinh doanh của thị trường.

- Cán bộ, giáo viên phải tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH). Việc tăng cường NCKH không những nâng cao chất lượng đào tạo mà còn góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời NCKH là chìa khoá để từng bước nâng cao vị thế của Khoa, ngang tầm với các Khoa cùng chuyên ngành của các trường đại học trong nước và quốc tế. 

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu đến khi nâng cấp trường lên Đại học trình độ giảng viên: 85% là Thạch sĩ, 10% là Tiến sĩ.

5.  Tăng cường mối liên hệ giữa Khoa với Doanh nghiệp.

- Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Khoa và c¸c Doanh nghiệp, nhằm gắn kết chương trình giảng dạy và thực tế sản xuất.

-  Liên hệ nơi thực tập phù hợp với chuyên môn của HSSV, đồng thời tạo đầu ra cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

-  Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tư vấn chuyển giao công nghệ vào sản xuất thông qua các doanh nghiệp.

 

Khoa ĐTĐH