Ngày đăng: 01/01/2014

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử

Chuẩn đầu ra đối với ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử

1.  Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật điện tử

Tiếng Anh: Electronic

2.  Trình độ đào tạo: cao đẳng;

3.  Yêu cầu về kiến thức:

- Sinh viên áp dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời vận dụng được đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, cũng như thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường.

-  Sinh viên phân tích được giá trị của các kiến thức giáo dục đại cương trong ngành công nghệ kỹ thuật điện tử công nghiệp, có khả năng khai thác và sử dụng các phần mềm chuyên ngành như : PROTUES, lập trình PLC, lập trình vi điều khiển, Matlad,  có khả năng tiếng Anh tương đương trình độ B quốc gia, có khả năng đọc hiểu và dịch được các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành công nghệ điện tử công nghiệp.

-  Sinh viên vận dụng các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở để phân tích, đánh giá và phát triển lý thuyết chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện tử công nghiệp.

-  Sinh viên so sánh các đặc tính, cấu tạo và giải thích được nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử và các thiết bị điện, điện tử  được dùng trong công nghiệp.

-  Sinh viên so sánh, phân tích hoạt động của các thiết bị điều khiển bằng điện tử, chẩn đoán và phân tích các sự cố, thiết kế, thay thế, sửa chữa cải tiến chế độ làm việc của các thiết bị điện tử trong công nghiệp.

                -  Có trình độ tiếng Anh B hoặc tương đương.
 
                -  Có trình độ tin học B hoặc tương đương.

4.  Yêu cầu về kỹ năng:

- Kỹ năng cứng:

+   Sinh viên thiết kế, vẽ mô phỏng mạch điện tử với quy mô nhỏ và trung bình trên máy tính, thi công các mạch điện điều khiển trong công nghiệp.

+   Sinh viên có khả năng lập trình họ vi điều khiển 8 bit, 16 bit (AVR, PIC), lập trình PLC điều khiển các hệ thống ở mức độ đơn giản và trung bình.

+   Sinh viên có khả năng vận hành, sửa chữa và chuyển giao công nghệ cho  các thiết bị điện tử trong công nghiệp.

+   Sinh viên có khả năng tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới từ nền tảng các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.

- Kỹ năng mềm: 

+   Sinh viên hình thành được kỹ năng tư duy logic và tư duy biện chứng, vận dụng thành thạo các thao tác tư duy cụ thể sau: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa và nghiên cứu hệ thống – cấu trúc, từ đó, phát triển tư duy sáng tạo.

+   Sinh viên hình thành được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức công việc một cách khoa học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng hợp tác giải quyết công việc và làm việc độc lập.

5. Yêu cầu về thái độ:

-  Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

-  Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

-  Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, cẩn thận, chính xác, có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết và sáng tạo trong xử lý các công việc chuyên môn.

6.  Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc trong các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử, các công ty sản xuất có sử dụng thiết bị tự động hóa với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tự nghiên cứu các hệ thống tự động hóa, điện tử dân dụng và điện tử viễn thông, triển khai các ứng dụng ngành kỹ thuật điện tử công nghiệp áp dụng trong thực tế sản xuất, xây dựng và điều hành quản lý.

- Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: Điện tử viễn thông, Tự động hóa..

- Có khả năng đảm nhiệm được chức vụ như : cán bộ kỹ thuật tại các viện, công ty nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực vận hành và điều khiển dây chuyền trong nhà máy, phân xưởng..

- Có khả năng đáp ứng được vị trí cán bộ kỹ thuật hỗ trợ phòng kinh doanh hay trực tiếp kinh doanh về lĩnh vực điện tử công nghiệp. Đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào việc xậy dựng các phần mền chuyền ngành phục vụ cho ứng dụng trong thực tế.

7.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

- Học liên thông lên bậc Đại học  hoặc trình độ cao hơn với các chuyên ngành : Điện, Điện tử công nghiệp, Điện tử dân dụng, Điện tử viễn thông.

8.  Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

- Nghiện cứu và tham khảo tài liệu về các cuốn sách, giáo trình trong chuyên ngành được xuất bản trong nước, tài liệu chuẩn được dịch từ nước ngoài. Ngoài ra tham khảo các bải giảng, giáo trình chia sẻ trên các trang Web về lĩnh vực điện tử công nghiệp thông qua internet.

9.  Kế hoạch và cam kết thực hiện:

9.1. Kế hoạch thực hiện :

+   Áp dụng từ kỳ 1 năm học 2013-2014 cho các lớp cao đẳng ngành Kế toán khoá học 2012- 2015;

+   Kiểm soát đào tạo để chương trình đào tạo và các học phần/môn học của trường tiếp cận khu vực Asean và trên thế giới;

+   Triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập;

+   Được kiểm định, công nhận chất lượng giáo dục Việt Nam, tiến tới kiểm định chất lượng khu vực Asean.   

9.2. Cam kết thực hiện:

+   100% các học phần/môn học có đề cương chi tiết được phê duyệt  trước khi giảng dạy;

+   Thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học (lấy người học làm trung tâm).

+   Mức hài lòng của người học là trên 80%;

+   Mức đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động đối với người sử dụng lao động là trên 80%.

 

Phòng Đào tạo